07/10/2020 8:55  

Hiện nay Trung Quốc là một trong ba quốc gia (cùng với Mỹ và Nga) tự nghiên cứu, chế tạo được máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 đưa vào trực chiến; ngoài ra Trung Quốc còn chế tạo các loại chiến đấu cơ thế hệ 4 như J-16 (bản sao của Su-30MKK); J-15 (bản sao của Su-33K); J-11 (bản sao của Su-27) và J-10 với tổng số đến 1.200 chiếc. Ảnh: Máy bay J-16 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia. Hiện nay loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của Không quân Trung Quốc là máy bay chiến đấu tàng hình J-20. J-20 được giới quân sự Trung Quốc tung hô có tính năng ngang với F-22 và vượt xa F-35 của Mỹ và đã được đưa vào biên chế trong Không quân Trung Quốc từ năm 2018, với số lượng khoảng 1 lữ đoàn. Ảnh: Máy bay J-20 - Nguồn: Wikipedia. Được quảng cáo là máy bay chiến đấu thế hệ 5, hoàn toàn tàng hình trước radar, với hệ thống điện tử tiên tiến, hành trình siêu âm (?), khả năng cơ động "tuyệt vời", cũng như khả năng tiến công mục tiêu từ xa. J-20 được Trung Quốc đánh giá là "vũ khí thay đổi cuộc chơi"; hiện nay Trung Quốc đã chế tạo được 50 chiếc J-20. Ảnh: Máy bay J-20 - Nguồn: Wikipedia. Ngoài máy bay chiến đấu J-20, Không quân Trung Quốc còn một loại máy bay được Trung Quốc xếp vào thế hệ 4+, đó là J-11B; thực chất đây là bản sao không phép của Su-27, nhưng hệ thống điện tử được nâng cấp rất mạnh, với radar mảng pha điện tử chủ động. Ảnh: Máy bay J-11B - Nguồn: Wikipedia. Ngoài ra J-11B còn được trang bị hệ thống theo dõi và ngắm mục tiêu quang điện thế hệ thứ hai (EOTS) do Trung Quốc phát triển; J-11B sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến nhất, liên kết dữ liệu bằng sợi quang. Ảnh: Máy bay J-11B - Nguồn: Wikipedia. Về vũ khí, các loại máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc như J-20, J-11B hay J-16 đều có thể mang được các loại vũ khí do Nga hoặc Trung Quốc tự phát triển, trong đó có loại tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn Thunderbolt-15 (PL-15) được cho là có tầm bắn xa nhất. Ảnh: Tên lửa PL-15 - Nguồn: Wikipedia. Vậy tại sao, loại máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc đã bắt đầu được sản xuất loạt; các loại máy bay chiến đấu như J-11B cũng đã tiếp tục sản xuất, nhưng Trung Quốc vẫn mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga? Ảnh: Máy bay Su-35 của Nga - Nguồn: Wikipedia. Tiêm kích Su-35 của Nga là loại máy bay thế hệ 4++, đây có lẽ là phiên bản cải tiến cuối cùng của dòng Su-27 lừng danh; Su-35 sử dụng động cơ véc tơ mạnh mẽ và một số lượng lớn công nghệ máy bay thế hệ thứ 5; Su-35 được đánh giá có sức chiến đấu ngang ngửa với máy bay thế hệ thứ năm của Mỹ. Ảnh: Máy bay Su-35 của Nga - Nguồn: Wikipedia. Trên chiến trường Syria, tiêm kích Su-35 của Nga đã thể hiện khả năng của nó, khi đoạn video do phi công Su-35 của Nga công bố trong cuộc đối đầu với tiêm kích F22 của Mỹ, khi chiếc Su-35 đã ngắm và "khóa chết" mục tiêu là chiếc F22. Điều đó đủ thấy tính năng xuất sắc của Su-35. Ảnh: Máy bay Su-35 của Nga - Nguồn: Wikipedia. Trên thực tế, lý do Trung Quốc phải mua máy bay chiến đấu Su-35 trước hết là do tính năng tiên tiến của loại máy bay này, mà các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc chế tạo hiện nay chưa thể đạt đến đẳng cấp của loại máy bay chiến đấu này. Ảnh: Máy bay J-10 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia. Thứ hai, loại chiến đấu cơ J-20 mặc dù đã sản xuất loạt và đưa vào sử dụng, nhưng tính năng thực sự chưa được kiểm chứng; bên cạnh đó các loại máy bay mà Trung Quốc sao chép của Nga, do không nắm được "công nghệ nguồn", nên chất lượng luôn chạy theo "bản chính" do Nga sản xuất. Ảnh: Máy bay Su-35 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia. Thứ ba là tình hình khu vực xung quanh Trung Quốc, nhất là khu vực eo biển Đài Loan, vùng biển Sencaku/Điếu Ngư và Biển Đông mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền hết sức căng thẳng; Trung Quốc muốn Su-35 để chiếm ưu thế trên không và có thể "dẫn dắt" số máy bay chiến đấu hiện có của Trung Quốc. Ảnh: Máy bay Su-35 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia. Thứ tư là các quốc gia xung quanh Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành triển khai F-35 tạo thế bao vây ở phía đông, hướng chiến lược của Trung Quốc; cùng với đó là Đài Loan đang tìm cách trang bị F-16V, phiên bản máy bay chiến đấu thế hệ 4, nhưng có nhiều công nghệ máy bay thế hệ 5. Ảnh: Máy bay Su-35 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia. Cuối cùng là Trung Quốc vẫn theo đường cũ, nhập máy bay để "học hỏi" công nghệ, nhất là công nghệ chế tạo động cơ; chỉ bằng cách này, Trung Quốc mới có thể rút kinh nghiệm và có những bước đột phá để họ áp dụng trên các loại máy bay chiến đấu của họ. Ảnh: Máy bay Su-35 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia. Nhìn chung, Trung Quốc có rất nhiều lợi ích trong việc mua Su-35, không chỉ tăng cường lực lượng và giảm bớt áp lực hiện tại của Trung Quốc, mà còn cho phép các phi công của Trung Quốc "luyện tay" làm chủ máy bay trang bị động cơ vectơ lực đẩy; đó cũng là lý do Trung Quốc phải quyết tâm mua được Su-35 của Nga. Ảnh: Máy bay Su-35 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia. Video Trung Quốc ra mắt tiêm kích J-20 trước công chúng - Nguồn: VTV

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Tiêm kích   Trung Quốc   chiến lược   lỗ hổng nghiêm trọng   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...