22/11/2020 11:35  
- Không chỉ là minh chứng trình độ tay nghề cao và cảm quan mỹ thuật tinh tế, các tác phẩm điêu khắc đá Angkor còn thể hiện sự sùng đạo và đời sống tâm linh phong phú của cư dân Khmer xưa.

Đầu Phật bằng đá được thu thập tại quần thể đền tháp Angkor, niên đại thế kỷ 12. Thế kỷ 9-15 là giai đoạn phồn thịnh của Angkor, nền văn minh của người Khmer nổi tiếng với những công trình kiến trúc và điêu khắc bằng đá đồ sộ. (Hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM). Cận cảnh những nét chạm khắc tinh xảo trên mi cửa của đền Wat Kravan, Angkor Wat, thế kỷ 10-11. Từ những cảm hứng của Hindu giáo và Phật giáo, nghệ nhân Khmer đã đưa nghệ thuật điêu khắc đá Angkor lên tới đỉnh cao. Cột trụ niên đại thế kỷ 12, được thu thập tại khu đền Angkor Wat. Đầy biểu cảm và mang đậm tính dân tộc, những tác phẩm điêu khắc đá này là sự kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống văn hóa bản địa với các yếu tố văn hóa Ấn Độ. Tượng thần Brahma thế kỷ 12, thu thập ở Kompon Cam. Brahma - thần Sáng tạo - là vị thần thứ ba trong bộ tam vị của Hindu giáo, được nhận biết qua hình dạng một nam thần với bốn đầu quay về bốn hướng. Đây là một vị thần ít gặp trong văn hóa Khmer. Thần Vushnu và Laksmi, niên đại thế kỷ 10-11, hiện vật của Angkor Thom. Trong Hindu giáo, Vishnu là thần Bảo tồn, có quyền năng duy trì và vận hành toàn bộ vũ trụ. Vợ của thần là Laksmi, nữ thần thịnh vượng và may mắn. Tượng Bồ tát ở Angkor Thom, thế kỷ 12. Phật giáo là tôn giáo quan trọng tồn tại song song với Hindu giáo trong lịch sử Campuchia. Vào thời kỳ Angkor (thế kỷ 9-13), điêu khắc Phật giáo và nghệ thuật kiến trúc Khmer đã đạt đến đỉnh cao. Một bức tượng Bồ tát ở Angkor Thom, thế kỷ 12-13. Không chỉ là minh chứng trình độ tay nghề cao và cảm quan mỹ thuật tinh tế, các tác phẩm còn thể hiện sự sùng đạo và đời sống tâm linh phong phú của cư dân Khmer xưa. Tượng chim thần Garuda, trang trí kiến trúc đền Bayon, Angkor Thom, thế kỷ 12-13. Theo các công trình nghiên cứu mới nhất, Angkor là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới với diện tích 1.150 dặm vuông. Tượng Phật Angkor Wat, thế kỷ 12. Cho đến nay, sự suy tàn đột ngột của văn minh Angkor vẫn là một bí ẩn lịch sử. Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra để lý giải cho điều này. Tượng thần Indra, có thể là vật trang trí kiến trúc của đền Bayon, Angkor Thom, cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13. Kinh đô cổ của người Khmer có thể đã tàn lụi do bị xâm lược, biến đổi khí hậu, hoặc do sự dịch chuyển thương mại từ nội địa qua đường biển... Tượng Hộ pháp ở Prah Palilay, Angkor Thom, thế kỷ 12. Sau nhiều thế kỷ bị lãng quên, văn minh Angkor được người Pháp khám phá vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Nhiều hiện vật Angkor quý giá đã được đưa về Bảo tàng Blanchard de la Brosse, nay là Bảo tàng Lịch sử TP HCM... Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Bayon   HCM   Hà Nội   bí ẩn  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...