13/10/2020 14:41  
Nhiều phụ huynh khi thấy con dậy thì sớm, thân hình cao lớn và phát triển nhanh hơn các bạn thường vui mừng nhưng điều này ẩn chứa nhiều nguy cơ với sức khỏe, đặc biệt là chiều cao thấp hơn hẳn khi trưởng thành.

Tuổi dậy thì được tính từ 8-13 tuổi (với trẻ gái) và 9-14 tuổi (với trẻ trai). Khi các dấu hiệu dậy thì bắt đầu sớm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai được coi là dậy thì sớm. Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế giới WHO, độ tuổi dậy thì của trẻ đang sớm hơn từ 1-3 năm. Điều này để lại nhiều hệ lụy đáng lo ngại với sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân dậy thì sớm

Bố mẹ hoàn toàn có thể nhận biết được dậy thì sớm bằng các dấu hiệu trên cơ thể trẻ. Đối với bé gái có thể nhận thấy qua các dấu hiệu như: ngực phát triển, tuyến vú to bất thường, có thể to một bên; xuất hiện lông mu và lông nách trước hoặc sau khi tuyến vú to ra; tăng tiết dịch âm đạo; kinh nguyệt, nổi mụn, mùi cơ thể.

Đối với bé trai, tinh hoàn, dương vật tăng kích thước; xuất hiện lông mu, lông nách hoặc ria mép; giọng nói trầm hơn; nổi mụn, mùi cơ thể. Đặc biệt, cả bé trai và bé gái đều phát triển chiều cao một cách nhanh chóng, bất thường.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm: triệu chứng di truyền gây tiết hormone sinh dục, u buồng trứng hoặc tinh hoàn, rối loạn tuyến thượng thận, các bệnh liên quan tuyến giáp… Các nhà khoa học còn nhận thấy, béo phì là một trong những lý do dẫn đến tình trạng dậy thì sớm.

Ngoài ra, nếu trẻ sử dụng thời gian dài các sản phẩm bổ sung liên quan đến hormone giới tính estrogen/testosterone hoặc tiếp xúc nhiều với phim người lớn cũng kích thích não khởi động quá trình dậy thì sớm hơn.

Dậy thì sớm, trẻ có thể mất từ 10-20cm chiều cao

Ở trẻ dậy thì sớm, tuổi xương tăng nhanh hơn so với tuổi thực, thời gian tăng trưởng rút ngắn lại. Hormone sinh dục kích thích sự phát triển xương sớm, các đầu xương đóng sớm khiến trẻ không phát triển chiều cao được nữa.

Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Sławomir Kozieł (Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan) cho thấy, trẻ trai dậy thì sớm hơn 1 năm so với tuổi dậy thì trung bình (được tính là 11,9 tuổi) có chiều cao ước tính khi trưởng thành thấp hơn 2,9cm. Nếu xuất hiện sớm hơn trung bình 2 năm thì chiều cao trưởng thành thấp hơn 6,8cm.

Trẻ em gái dậy thì sớm hơn 1 năm so với tuổi dậy thì trung bình (được tính là 10 tuổi) có chiều cao trưởng thành thấp hơn 4,6cm. Dậy thì xuất hiện sớm hơn 2 năm thì chiều cao khi trưởng thành thấp hơn tới 10,8cm.

Trong khi đó, một số thống kê ước tính tại Việt Nam, trẻ dậy thì sớm có chiều cao trưởng thành thấp hơn hẳn bạn bè, trẻ gái có thể thấp hơn 12cm, trong khi trẻ trai thấp hơn tới 20cm.

Bên cạnh đó, dậy thì sớm khiến trẻ bị khủng hoảng tâm lý, dễ rơi vào lo lắng, hoang mang, tự ti, mặc cảm về bản thân, có nguy cơ bị quấy rối hoặc xâm hại tình dục… Một số nghiên cứu còn cho thấy, những bệnh liên quan đến hormone sinh dục estrogen như ung thư vú, ung thư cổ tử cung… có liên quan đến sự dậy thì sớm ở trẻ.

Phòng ngừa dậy thì sớm và cách giúp trẻ tăng chiều cao chuẩn khoa học

Nếu dậy thì sớm có liên quan đến yếu tố bệnh lý kể trên, trẻ cần được đưa đi khám và can thiệp sớm để đưa tốc độ tăng trưởng trở lại nhịp điệu thích hợp.

Nghiên cứu được dẫn đầu bởi GS. Stovitz (ĐH Minnesota, Mỹ) chỉ ra, việc trẻ quá to béo lúc nhỏ, đặc biệt sau 2 tuổi, khiến chiều cao trưởng thành của trẻ giảm đáng kể so với các bé có cân nặng bình thường.

Béo phì có liên quan đến dậy thì sớm ở trẻ. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, trẻ nên được kiểm soát cân nặng bằng một chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Cụ thể, hạn chế các chất béo bão hòa và transfat trong thực phẩm làm sẵn như bánh snack, đồ hộp, gà rán… Hạn chế nước ngọt có ga hoặc không có ga bởi thành phần đường rất cao trong các loại này sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

Đặc biệt, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý ngay từ nhỏ để phát triển khỏe mạnh bình thường và tăng trưởng chiều cao tốt. Ngoài chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ các nhóm chất, phụ huynh cần chú trọng các yếu tố dinh dưỡng then chốt ảnh hưởng tới sự phát triển xương và chiều cao.

Nghiên cứu của Shijian Liu (ĐH Y khoa Jiao Tong, Thượng Hải) cho thấy, việc duy trì vitamin D3 đầy đủ có liên quan đến ngăn ngừa sự dậy thì sớm ở trẻ. Hơn nữa, vitamin D3 cùng với Vitamin K2 có vai trò quan trọng hấp thụ canxi từ thực phẩm để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao và phát triển xương tối ưu.

Vitamin D3 được ví như là “người gác cổng” quyết định khả năng hấp thu canxi từ ruột vào máu, trong khi vitamin K2 là “người dẫn đường” đưa canxi từ máu tới đúng đích cần đến tại xương. Sự phối hợp giữa vitamin D3 và vitamin K2 giúp canxi được hấp thu và gắn vào xương tối đa, giúp xương chắc khỏe và trẻ tăng chiều cao vượt trội.

Nếu như canxi có thể dễ dàng đạt được qua nguồn thực phẩm hằng ngày thì vitamin D3 và vitamin K2 tồn tại khá ít trong thực phẩm. Đó cũng là lý do các vi chất thiết yếu này hiện đã được khuyến cáo bổ sung dự phòng trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, Dimao Vitamin D3Keovon Vitamin K2 – MK7 là bộ đôi tăng chiều cao chuẩn khoa học dạng xịt được hàng triệu bố mẹ Việt tin dùng. Bộ sản phẩm giúp trẻ hấp thu và gắn canxi vào xương tối ưu, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao hiệu quả, trẻ “bứt phá” chiều cao chuẩn khoa học.

Được biết, đây là bộ sản phẩm dạng xịt được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu. Dạng xịt tiện dụng, sử dụng đơn giản và nhanh chóng, chuẩn liều và khả năng hấp thu nhanh vượt trội. Nghiên cứu của TS. Todd, ĐH Ulster (Anh) cho thấy, bổ sung bằng dạng xịt cho hiệu quả hấp thu tốt hơn dạng khác, đặc biệt với trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa hay hấp thu.

Nguồn tin: www.24h.com.vn


Dậy thì   Việt Nam   chuyên gia   khủng hoảng   thực phẩm   ung thư  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...