22/01/2021 14:25  
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nói rằng việc công bố dịch Covid-19 đầu năm 2020 là quyết định khó khăn nhất, trong cuộc phỏng vấn trực tuyến cùng Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy.
Mới nhất Cũ nhất
  • - Virus mới, phác đồ không có, tinh thần xã hội khá là hoảng hốt. Trong bối cảnh đó các anh đã bắt đầu điều trị bệnh nhân như thế nào?
    - Thứ trưởng Sơn: Trong lịch sử ngành y tế Việt Nam, chúng ta có nhiều tình huống đối phó với virus. Trong một số bối cảnh, nước ta là quốc gia đầu tiên phát hiện ra virus như SARS hay tiếp nhận điều trị như H5N1 và H1N1, các bệnh lý về virus như như sởi, cúm...

    Như vậy, có thể thấy, chúng ta luôn trong tâm thế sẵn sàng đối phó với các mầm bệnh từ vi trùng, virus, ký sinh trùng.

    Với Sars-CoV-2, chúng ta chưa có thuốc hữu hiệu nhưng có các biện pháp điều trị triệu chứng, hỗ trợ người bệnh... Trong 16 trường hợp đầu tiên, các trường hợp từ Vũ Hán tuy trở nặng nhưng chúng ta vẫn chữa khỏi.

    Bộ Y tế luôn tập trung nguồn lực tốt nhất để điều trị, dù chưa có biệt pháp đặc trị nhưng vẫn có một số biện pháp như thở máy không xâm lấn, dùng các loại thuốc nâng đỡ thể trạng... và đã đạt được một số thành công trong điều trị cho các bệnh nhân đầu tiên.

    table widget
  • 14h12

    - Một câu hỏi của độc giả khác về khẩu trang. Hơi căng thẳng nhưng xin phép PTT cứ đọc nguyên văn: Tôi là người làm trong lĩnh vực vật tư y tế. Trước hết tôi khẳng định là tôi đánh giá rất cao Ban chỉ đạo. Tuy nhiên, có một chuyện tôi không phục ông là chuyện ông yêu cầu rút giấy phép nơi nào tăng giá bán khẩu trang. Việc đó là duy ý chí, phi quy luật cung cầu. Hơn nữa ông còn ép phải dùng khẩu trang vải, dọa cách chức Vụ trưởng vì không ra văn bản đồng ý khẩu trang vải. Xin hỏi thẳng ông, có phải vì lợi ích của doanh nghiệp dệt may nên ông đã chỉ đạo đã hạ mức an toàn của người dân? (Tố Đình Cương, Đà Nẵng)

    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Cám ơn bác hỏi rất thẳng thắn. Khuyến nghị dân đeo khẩu trang trong khi không có đủ nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế, nếu không có khẩu trang vải thì sẽ thế nào? Các nước hiện toàn đeo khẩu trang vải.

    Trước câu hỏi của bác, tôi khẳng định, quyết định đó không phải vì ai, vì điều gì mà hoàn toàn vì sự an toàn với người dân.

    Tôi cũng có tính đến lợi ích doanh nghiệp, lúc đó ngành dệt may đình trệ, dự báo có tương lai ảm đạm, nếu dùng khẩu trang vải, may dùng trong nước và xuất khẩu. Tôi bàn với bên dệt may, móc nối, phía Nhật Bản dự kiến đặt hàng chúng ta, thiết kế một vài mẫu khẩu trang. Chỉ cần Việt Nam dùng thì sẽ xuất khẩu được ngay.

    Còn yêu cầu nhà thuốc không bán khẩu trang tăng giá, phải rút giấy phép, thì lúc đó tôi cũng nhận được ý kiến đó. Nhưng tôi nói ngay rõ, đấy không chỉ là vấn đề pháp luật mà là đạo đức. Một thành quả của chống dịch là tấm lòng, sự chia sẻ của người dân. Trong lúc dịch dã, bối cảnh khan hiếm, không đặt nặng quá vấn đề cung cầu trong bối cảnh bình thường. Lúc đó tôi suy nghĩ và tôi nói kiên quyết, vì tiếng nói của những người lãnh đạo giúp định hướng lại hành vi của xã hội.

    Tôi đến giờ vẫn nghĩ hành động của mình rất cần thiết.

  • - Không biết Phó thủ tướng có còn nhớ sau Tết chỉ mấy ngày người dân chúng tôi đã khốn khổ vì khẩu trang. Người người đổ ra đường săn lùng để mua bằng được khẩu trang y tế. Con gái tôi còn suýt bị đánh vì chen chân mua khẩu trang. Như vậy nghĩa là chúng ta không dự báo được trước. Thêm nữa là chuyện khẩu trang vải. Lúc thì bảo không được, lúc thì bảo được. Thế tức là chính phủ, bộ y tế đã không có sự hướng dẫn rõ ràng. Là trưởng ban chỉ đạo Quốc gia, ông có thấy mình đã có lúc lúng túng và thiếu khoa học khi thông tin về tác dụng của khẩu trang, khiến đời sống người dân bị một phen chao đảo?(Phạm Hồng Hà, TP HCM)

    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Tôi rất nhớ vì khẩu trang là vấn đề đau đầu không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Tuy nhiên, trên thế giới và cả Việt Nam khi đó, các nước vẫn tranh luận nhau xem đeo khẩu trang có an toàn hay không. Và chúng ta vẫn quyết định đeo. Nhưng lúc đó, tất cả mọi người đều đeo khẩu trang y tế thì không có đủ để cung cấp. Nguồn cung cấp nguyên liệu lúc đó đến từ Trung Quốc mà Trung Quốc không có. Khẩu trang phải đảm bảo chống được giọt bắn mà vải thưa không chống được. Cuối cùng, tôi phải đưa ra quyết định là khẩu trang vải nhưng phải đủ chỉ tiêu. Cuối cùng, tôi phải nhờ để tuyên truyền, chị Nguyễn Thị Xuyên - nguyên là thứ trưởng Bộ Y tế, trực tiếp lên truyền hình hướng dẫn đeo khẩu trang mà phải khẩu trang vải thì bà con mới tin.

  • Ông có thể nói thêm gì về ứng dụng Bluezone?

    Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Rất may trong đợt dịch này, có nhiều người chỉ đạo rất cao vừa làm trực tiếp, lúc đó anh Vũ Đức đam vừa là phó thủ tướng, vừa trực tiếp chỉ đạo ngành y tế, rất sát với anh Trường Sơn và là một người trong nhiều năm tập trung chỉ đạo liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin. Ngay khi có nguy cơ bùng phát dịch, Phó thủ tướng đã triệu tập các anh em, trực tiếp cả Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ KHCN anh Hồng Anh ngay lập tức huy động tất cả giải pháp CNNT vào trong chống dịch. Đây là quyết định vô cùng đúng đắn.

    Chúng tôi xuống tận người dân gặp người dân, đưa ứng dựng thông tin giúp người dân được biết nguy cơ mắc bệnh. Nhiều người lo lắng về quyền riêng tư nhưng nó phục vụ trực tiếp cho công tác chống dịch.

  • - Lúc buộc phải công bố ca nhiễm đầu tiên khi chưa có mẫu thử chuẩn của WHO, ông nghĩ gì?

    Ông Nguyễn Trường Sơn: Tôi thấy đó là quyết định khó khăn lớn nhất trong cuộc đời làm y tế của tôi. Tôi còn nhớ hôm đó là 29 Tết, khi được báo có hai bệnh nhân nhiễm virus, tôi đã vào thăm khám trong Bệnh viện Chợ Rẫy. Người bố đã nặng, cần các biện pháp hỗ trợ, còn người con tương đối khỏe. Tôi nhận được kết quả dương tính. Những kết quả này có được là phải gửi mẫu ra nước ngoài vì kết quả đó mới được thế giới công nhận. Quy trình nước ta khi đó chỉ giao cho một bộ phận là Cục Y tế dự phòng để họ báo cáo.

    Sau khi xin được chỉ thị của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, tôi công bố hai ca nhiễm bệnh. Các hệ thống kích hoạt y tế dự phòng, giám sát dịch, đời sống tinh thần của người dân... đều phải hoạt động. Sau một thời gian ngắn, chúng ta tiếp tục phát hiện được trường hợp nhân viên khách sạn Khánh Hòa cũng bị nhiễm. Đây là quyết định khó khăn nhưng đúng đắn.

    Ông Vũ Đức Đam: Tôi nhớ ngày 29 Tết công bố xong, nhiều người bảo Việt Nam công bố thế là chưa đúng nhưng tôi vẫn thấy là đúng. Tôi thấy biện pháp bắt buộc khai báo y tế cũng rất cần thiết dù khi đó, các nước chưa đưa ra luật bắt buộc khai báo y tế. Tuy nhiên, vì Việt Nam có nhiều hạn chế hơn nên chúng ta cần có các biện pháp sớm hơn. Tới nay, chúng ta vẫn kiên trì với chiến lược đi trước.

  • - Thưa thứ trưởng Duy, truyền thông dường như ít đề cập đến sự tham gia của công nghệ cũng như các nghiên cứu khoa học ở giai đoạn chống dịch năm qua. Thứ trưởng có thể chia sẻ gì về việc này? (Trần Văn An, Hà Nội, 50 tuổi)

    Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy: Đúng là ngành khoa học đồng hành cùng ngành y tế trong cả quá trình chuẩn bị, tuy nhiên không phải dễ dàng truyền thông. Chúng tôi luôn cảm thấy tự hào khi kết quả nghiên cứu được ngành y tế triển khai trong thực tiễn, kể đến tất cả nghiên cứu triển khai từ gần 20 năm trước, từ khi dịch SARS, nghiên cứu các cách phòng chống chữa, các thiết bị y tế.

    Riêng tôi, kinh nghiệm 20 năm trước, tôi tham gia tình nguyện nghiên cứu máy thở, kết quả ngành y tế là do sự tích lũy nhiều, khoa học nhiều khi khoa học để rất lâu, sau đó để một thời điểm mới đưa vào sử dụng. Trực tiếp phó thủ tướng Vũ Đức Đam, bộ trưởng Khoa học công nghệ..., hình thành các đơn vị tham gia công tác chống dịch, triển khai nghiên cứu bộ kít, nghiên cứu vaccine.

    Ngoài ra, có tổ công tác thứ 2, đặc biệt, ít đc truyền thông biết đến là tổ thông tin đáp ứng nhanh, được hình thành theo cơ chế cách làm từ đề án hệ tri thức về số hóa, chỉ đạo từ Phó thủ tướng Đam, tham gia từ nhiều đối tượng khác nhau, từ nhà khoa học đến doanh nghiệp, văn hóa nghệ thuật.

    Khi có dịch dự kiến bùng phát, lập tức chúng tôi thấy cần ngay một cơ chế hình thành tổ công tác đặc biệt làm sao triển khai công nghệ phân tích dữ liệu, đưa ra dự báo, hỗ trợ địa phương công tác truy vết, tiếp xúc với người nguy cơ nhiễm bệnh. Tổ công tác hình thành hơn 200 người, là các nguyện viên, các nhà khoa học bên cộng đồng y tế dự phòng, nhà toán học, công nghệ thông tin, doanh nghiệp nhỏ, sinh viên y, y tế cộng đồng, đại học ngoại thương, làm việc say sưa trong suốt một năm, đặc biệt trong đợt cao điểm, trực chiến 24/24.

    Tôi rất tự hào vì khi dịch bùng phát đợt đầu, được đóng góp và tham vấn trực tiếp với Phó thủ tưởng, thứ trưởng y tế...

  • - Phó thủ tướng vừa nói là "không biết trước", nhưng tôi lại thấy đợt đó, rộ lên thông tin là Việt Nam đã nhận được thông tin tình báo về dịch bệnh ở Trung Quốc nên đã chuẩn bị sớm hơn. Ông có thể nói cụ thể hơn được không?(Nguyễn Thành Lê, Vĩnh Phúc)

    Ông Vũ Đức Đam: Tôi khẳng định là chúng ta không có thông tin gì thêm ngoài những thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới và Ban chỉ đạo Chống dịch. Câu hỏi này cũng có nhiều người đặt ra nhưng sự thật chúng ta rất chủ động. Cuối tháng 11, Việt Nam chưa có Bộ trưởng Bộ Y tế, chưa có ai phụ trách y tế dự phòng. Tôi cũng đã theo dõi chống dịch nhiều năm và hiểu nhiều khi "nuôi quân ba năm chỉ dùng một giờ".

    Đầu tháng 12, tôi đã có cuộc họp giao ban đầu tiên và yêu cầu lập đội chuyên gia chống dịch. Tôi dành thời gian hỏi mọi người nghỉ hưu và người chống dịch SARS ngày xưa để học hỏi kinh nghiệm nên đến khi có dịch mình đã chủ động, bớt bỡ ngỡ, bất ngờ đi nhiều.

    Đến 13/1/2020, Thái Lan có ca đầu tiên, sau đó đến Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 20/1, thì tôi nghĩ chắc chắn Việt Nam hoặc đang có hoặc sẽ có. Đến ngày 21 là cuộc họp đầu tiên về chống dịch và sáng 22 có đi kiểm tra bệnh viện. Thời điểm đó sát Tết, tôi phản xạ nhanh trong đầu rằng nếu có ca dương tính sẽ rất nguy hiểm. Tôi đã bàn bạc với Thứ trưởng Sơn cân nhắc và mời các nhà báo đi theo nếu có ca dương tính sẽ công bố. Đúng 18 giờ, Việt Nam công bố ca mắc đầu tiên. Đây là quyết định công bố đầy khó khăn nhưng hoàn toàn đúng đắn.

  • - Giới y tế Việt Nam biết được thông tin về virus mới này từ khi nào và đánh giá nó như thế nào?

    - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Ngành y tế Việt Nam luôn trong tâm thế là nước nhiệt đới, phải đối phó dịch. Do đo, với tất cả tifnhnh trạng dịch bệnh, nước ta đều xây dựng y tế dự phòng, cảnh báo, theo dõi tình hình nhiễm bệnh lý thông qua phối hợp với các tổ chức y tế thế giới.

    Giữa tháng 12, khi Phó thủ tướng đang dẫn dắt, Bộ Y tế đã tiếp nhận thông tin về ca bệnh ở Vũ Hán. Lúc đầu, nhận thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, ban đầu nước bạn công bố bệnh không có khả năng lây từ người sang người, nhưng theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới và dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, bộ đã kích hoạt hệ thống y tế, theo dõi tại Trung Quốc và xây dựng biện pháp phòng chống, đồng thời xây dựng biện pháp ngăn chặn và tâm thế điều trị

    Vào 16/1/2020, ban hành bản hướng dẫn điều trị Covid-19. Ngày 23/1, tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên và chủ động điều trị dù bản chất virus, đường lây và biện pháp điều trị còn nghèo nàn.

  • - Xin chào Phó thủ tướng. Trước hết, tôi xin có lời cảm ơn ông với tư cách là trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19. Tôi đọc lại báo thấy đúng ngày này cách đây một năm ông đi kiểm tra Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và ngày hôm sau thì Việt Nam công bố ca bệnh đầu tiên. Xin hỏi, có phải ông đã biết trước về ca bệnh này? Ông có thể kể lại thời điểm ông nhận được thông tin về ca nhiễm nCoV tại Việt Nam? Xin cảm ơn Phó thủ tướng. (Nguyễn Thanh Tùng, 54 tuổi, TP HCM)

    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Xin rất cảm ơn anh. Trước khi trả lời anh cho phép tôi nói trước mấy lời. Chúng ta biết có vaccine rồi nhưng trong thời gian ngắn, ít nhất nửa năm tới đây ta chưa thể có vaccine cho số đông người được. Vì vậy ta phải rất rất cảnh giác các biện pháp phòng dịch như từ trước đến đấy. Ta phải ngăn chặn, vì ta có đường biên giới và đường bộ rất dài, nên ngoài lực lượng chức năng, ta phải trông đợi vào tất cả người dân. Ai có người thân ở nước ngoài thì phải tuân thủ luật ở nước ngoài, nếu buộc phải về thì phải thông qua con đường cửa khẩu chính thức và cách ly theo quy định. Đặc biệt nếu mọi người thấy người ở nước ngoài về mà chưa khai báo thì người dân phải phản ánh ngay, vì nếu chúng ta để lọt mầm bệnh vào cộng đồng rất nguy hiểm.

    Thứ hai là các biện pháp trong cộng đồng, như là thực hiện rất nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế, tất cả cơ sở từ y tyế trường học đến giao thông, lưu trú, nhà máy, xí nghiệp phải thực hiện rất nghiêm khuyến cáo phòng chống dịch. Và phải tự đánh giá các biện pháp của mình và cập nhật lên hệ thống an toàn Covid-19. Cách thức làm hệ thống không chỉ giúp ta chống Covid-19 lần này mà còn giúp chúng ta đối phó với các sự cố an ninh phi truyền thống, chúng ta cũng sẽ phản ứng hiệu quả hơn.

    Bây giờ xin phép quay lại câu hỏi của anh. Cảm ơn tình cảm của anh và một số độc giả khác dành cho những người trực tiếp làm như chúng tôi. Đây là kết quả chống dịch ngày hôm nay là sự góp sức của cả Việt Nam chúng ta. Anh em chúng tôi ở đây chỉ làm đúng phận sự của mình.

    Đối với nghi ngờ là có biết trước không, tôi được nghe nhiều người hỏi tôi trực tiếp rồi. Tôi xin khẳng định là không biết trước gì cả. Ngày hôm đó tôi đi kiểm tra thì đến khoảng 4h chiều hôm sau, có thông tin đầu tiên có 2 người, trong đó có một người đến từ Vũ Hán, đang nằm Bệnh viện Chợ Rẫy có triệu chứng rất đặc trưng của bệnh này. Anh em ở Pasteur TP HCM đang xét nghiệm, 6h tối thì có kết quả xét nghiệm. Câu chuyện là như vậy, hoàn toàn không biết trước rồi mới đi kiểm tra bệnh viện để rồi hôm sau công bố.

Nguồn tin: vnexpress.net


Bệnh viện   Covid   Covid-19   Công nghệ   HCM   Hà Nội   Khẩu trang   Nhật Bản   Trung Quốc   Việt Nam   chiến lược   chuyên gia   căng thẳng   doanh nghiệp   hành vi   sản xuất   Đà Nẵng  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...