07/01/2021 10:25  
CEO FPT Software, Phạm Minh Tuấn khẳng định Việt Nam có lợi thế đặc biệt để tăng trưởng không giới hạn lĩnh vực khoa học công nghệ, tại Tech Awards 2020.
Mới nhất Cũ nhất
  • Ngoài ra FPT còn phát triển bộ sản phẩm akaSuite tập hợp các sản phẩm, giải pháp giúp doanh nghiệp SME giải quyết các bài toàn vận hành như akaminds, akaChain kiến tạo giá trị mới, vận hành tối ưu với akaBot, akaWork, akaTrans, akaAT... hay nâng tầm trải nghiệm với akaDrive, akaMeet giúp khách hàng bán hàng từ xa, akaInsights hỗ trợ khai thác thông tin để thúc đẩy doanh số.

    FPT không chỉ nâng tầm trải nghiệm khách hàng mà còn nâng tầm trải nghiệm cho nhân viên với hàng chục nghìn nhân viên, trong đó có hàng nghìn nhân viên đang làm việc ở nước ngoài. Do đó việc liên kết đóng vai trò sống còn. Những nền tảng cho phép kết nối nhân viên bất kể ngày đêm, địa điểm.

    Trong năm qua, akaSuite đã được quốc tế ghi nhận, được Gartner trao những giải thưởng danh giá. FPT có ba sản phẩm dịch vụ vào danh sách này, gồm akaBot, akaChain và Clouds. Đây là lần đầu tiên có một doanh nghiệp Việt Nam xuất hiện trong danh sách này.

    table widget
  • 10h00

    Giải pháp chuyển đổi số cho người Việt

    Ông Phạm Minh Tuấn - CEO FPT Software tiếp tục trình bày về những thành tựu chuyển đổi số của tập đoàn trong năm qua. Trong quá trình đưa công nghệ Việt Nam đến thế giới, có một khu vực có khả năng tăng trưởng không giới hạn. Việt Nam có lợi thế đặc biệt về chuyển đổi số. Tất cả tài năng tinh hoa của FPT đều được tham gia những công nghệ mới để phục vụ khách hàng trong hành trình chuyển đổi số. Trong những năm qua, tăng trưởng của những mảng công nghệ mới luôn gấp đôi gấp ba so với bình quân.

    Bên cạnh việc thực hiện chuyển đổi số cho những tập đoàn lớn, những công ty hàng đầu trên thế giới, FPT Software nhận ra có một phân khúc thị trường hấp dẫn không kém là SME. Họ có khát khao được chuyển đổi số, được sống sót và bứt phá. Bên cạnh việc tham gia vào các hệ sinh thái của Microsoft, Amazon, SAP..., FPT trong 5 năm qua đã đầu tư mạnh để xây dựng hệ sinh thái số dựa trên nền tảng công nghệ của người Việt Nam và hướng đến phân khúc SME. Đây là phân khúc không có nhiều điều kiện để sử dụng công nghệ đã thành danh trên thế giới. Cơ hội của công nghệ Việt Nam chính là phân khúc này.

    Trong 5 năm qua, hệ sinh thái số của FPT đã đạt doanh số gần 500 tỷ đồng mỗi năm, đến từ những doanh nghiệp SME. Tên tuổi của FPT Software cũng đang được xây dựng tại 25 thị trường thế giới bao gồm những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh hay khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Hệ sinh thái FPT đang xây dựng bao gồm các giải pháp trọn gói và các nền tảng giúp đối tác, thành viên hệ sinh thái phát triển giải pháp đặc thù cho chuyên ngành, phù hợp với từng lĩnh vực, từng quốc gia. Đơn cử akaBot tự động hóa quy trình sản xuất kinh doanh đã được ứng dụng tại Nhật Bản. Một doanh nghiệp đã trả bản quyền 5 triệu USD để được tự do sử dụng nền tảng này, chế tạo bot phục vụ hoạt động kinh doanh liên quan nhân sự. Mỗi sản phẩm bán ra, bên cạnh phí bản quyền FPT Software được hưởng, còn có một tỷ lệ phần trăm dịch vụ mà doanh nghiệp này thu được từ khách hàng. AkaBot là một nền tảng để doanh nghiệp khác phát triển giải pháp và cung cấp cho các doanh nghiệp SME tại thị trường bản địa.

    FPT cũng đang có những sản phẩm chủ lực đóng vai trò nền tảng có thể được ứng dụng cho các doanh nghiệp SME với tính tùy biến cao. Tập đoàn còn tham gia chắp cánh cho những startup công nghệ Việt Nam. Đã có nhiều sản phẩm từ các startup này được triển khai trên thị trường.

    table widget
    table widget
  • 9h50

    Bà Lê Thị Thu Thủy - Phó chủ tịch HĐQT VinGroup còn cho rằng, nhờ sự đầu tư bài bản, các sản phẩm của Vingroup đã ra mắt thị trường. Ở lĩnh vực điện thoại, trong hai năm, tập đoàn đã ra mắt hàng loạt sản phẩm điện thoại. Đây là kết quả nghiên cứu của các đơn vị trực thuộc Vingroup. Tập đoàn cũng đã phát triển thành công công nghệ 5G tại Việt Nam.

    Trong thời gian qua, Vingroup cũng đã có những bước đi mới trong lĩnh vực sản xuất ôtô. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, định hướng của tập đoàn sẽ phát triển các sản phẩm ôtô điện, nghiên cứu xe tự lái với nhiều tính năng hiện đại hơn.

    Hiện Vsmart đang đứng thứ 3 về thị trường Việt Nam. Theo bà Thủy, đây chính là ghi nhận lớn nhất của khách hàng dành cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Giữa đại dịch, tập đoàn đã xuất khẩu 50.000 linh kiện sang thị trường quốc tế, trong đó có dòng điện thoại Vinsmart. Việc tập đoàn này tiếp cận thành công thị trường Mỹ cũng như quốc tế đã chứng minh năng lực công nghệ của người Việt Nam.

    Về phía tập đoàn, bà Thủy cho biết sẽ đầu tư nhiều hơn nữa nhằm góp phần nâng tầm thương hiệu Việt, đưa sản phẩm công nghệ Việt vươn ra thế giới. Ở một số lĩnh vực khác, bà Thủy tin rằng chúng ta sẽ tiên phong đứng đầu.

    table widget
  • 9h47

    VinGroup làm chủ công nghệ thế nào

    Bà Lê Thị Thu Thủy - Phó chủ tịch HĐQT VinGroup bắt đầu bài trình bày đầu tiên bằng cách trích dẫn sách vì sao các quốc gia thất bại. Nguyên nhân do chưa khơi dậy nguồn lực công nghệ. Do đó thay đổi công nghệ là quan trọng nhất với sự thịnh vượng quốc gia. Tiềm lực kinh tế và công nghệ là yếu tố then chốt, xuất phát từ các doanh nghiệp của chính quốc gia đó. Niềm tự hào của Đức là BMW, Mercedes, Mỹ là Amazon, Apple, Samsung, Hyundai ở Hàn Quốc hay Toyota, Honda ở Nhật Bản.

    Tại Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu tham gia sâu chuỗi cung ứng toàn cầu, kỳ vọng trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới. Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp Việt đã tạo ra những sản phẩm đột phá, gây tiếng vang trong nước lẫn quốc tế như máy thở phòng chống Covid-19, điện thoại 5G... VinGroup cũng đóng góp trong thành tựu này.

    Với việc chuyển hướng chiến lược sang công nghệ và công nghiệp từ 2018, VinGroup ý thức tạo ra những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế là cách tốt nhất khẳng định vị thế Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Trong hai năm qua, VinGroup dành nguồn lực sản xuất ôtô Vinfast, xe máy điện, smartphone Vinsmart. Tập đoàn đầu tư cho nhân sự, thu hút nhân tài, thành lập viện nghiên cứu công nghệ ôtô, smart home, dữ liệu lớn, AI, IoT... theo đúng mô hình thung lũng Silicon (Mỹ).

    Ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp trong công nghệ, VinGroup hợp tác với những đối tác hàng đầu để thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ sư thiết kế, R&D cũng ngày đêm nỗ lực để làm chủ công nghệ.

    table widget
  • 9h35

    Thứ trưởng Bùi Thế Duy phát biểu chỉ đạo

    Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, năm 2020 là một năm rất đặc biệt. Năm qua đã bắt đầu với khó khăn và thách thức rất lớn trong năm 2020 nói riêng và giai đoạn 5 năm qua nói chung. Bên cạnh Covid-19, Việt Nam còn hứng chịu bão lũ tại các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên song song đó, Việt Nam có cơ hội.

    Nếu trước đây Việt Nam mất nhiều năm không thể thúc đẩy được các cuộc họp trực tuyến, học trực tuyến, làm việc và quản trị online. Tuy nhiên đến năm 2020, chỉ trong một tháng, hầu hết các đơn vị trực tuyến và các trường học họp và học trực tuyến. Thêm vào đó, một loại hình vốn rất khô khan khi thực hiện trực tuyến là các sự kiện, tuy nhiên nhiều sự kiện trực tuyến do Bộ hay báo VnExpress tổ chức đã diễn ra thành công với nhiều diễn giả trong nước lẫn quốc tế.

    Năm 2020 để lại nhiều cảm xúc trước một giai đoạn thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ. Theo một báo cáo do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Ngoại giao Australia, nếu thúc đẩy chuyển đổi số, có khả năng mỗi năm tăng 1% tăng trưởng GDP, với điều kiện phải thúc đẩy ứng dụng công nghệ quyết liệt. Điều kiện thứ hai là làm chủ công nghệ từ các doanh nghiệp công nghệ trong nước. Là một quốc gia đi sau, Việt Nam cần tận dụng nền tảng của thế giới, đây cũng là cách làm của nhiều tập đoàn đã thành công như FPT, VinGroup...

    Khi đã làm chủ công nghệ, lúc đó mới hy vọng phát triển những công nghệ riêng, hình thành nhiều doanh nghiệp công nghệ là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Lúc đó, khoa học công nghệ sẽ là một động lực thúc đẩy kinh tế số và chuyển động kinh tế, khi Việt Nam không còn nhiều tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ. Mức lương của lao động đã bắt đầu vượt nhiều quốc gia có thu nhập thấp hơn. Không còn con đường nào khác, Việt Nam phải thúc đẩy công nghệ và đặc biệt là chuyển đổi số.

    table widget
    table widget
    table widget
  • 9h30

    Khai mạc diễn đàn

    Phát biểu khai mạc, ông Phạm Hiếu - Phó tổng biên tập phụ trách Báo VnExpress cho biết thế giới đã trải qua một năm biến động, kinh tế thế giới bị kéo lùi, chưa bao giờ tính mạng của hàng tỷ người dân bị đe dọa bởi dịch bệnh và bạo động. Tuy nhiên trong bối cảnh đó, thế giới đã xích lại gần nhau hơn bằng cách thích ứng và phát triển. Việt Nam đã trở thành một điểm sáng khi kiểm soát tốt Covid-19 và trở thành một trong số ít quốc gia đạt tăng trưởng kinh tế dương. Covid-19 tạo ra thách thức nhưng cũng tạo ra cơ hội cho đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển những giải pháp công nghệ ứng dụng vào đời sống xã hội.

    Năm 2020, ngành công nghệ đã có thay đổi vượt bật trong lĩnh vực phần cứng và phần mềm, tiên phong đưa vào thử nghiệm 5G. AI không chỉ là giải pháp bàn thảo mà đã triển khai trong nhiều lĩnh vực như y tế, giao thông, quản trị, báo chí... Trong bức tranh sôi động đó, VnExpress tổ chức diễn đàn nhằm quy tụ những doanh nghiệp đi đầu trong khoa học công nghệ cùng hàng trăm chuyên gia, để cùng bàn về những xu hướng, sản phẩm, giải pháp trên nền tảng công nghệ, sức mạnh AI và kỷ nguyên 5G.

    table widget
  • 9h00

    Giới công nghệ quy tụ tại chuỗi sự kiện Tech Awards 2020 

    Hàng trăm chuyên gia và các tín đồ công nghệ có mặt tại trung tâm hội nghị GEM Center, quận 1, TP HCM từ 8h30 sáng để tham gia chuỗi sự kiện Tech Awards 2020, với phiên khai mạc là Diễn đàn Công nghệ VnExpress. Diễn đàn chủ đề "Công nghệ Việt trong kỷ nguyên kết nối mới", diễn ra trước thềm Lễ trao giải Tech Awards, sẽ bàn về sứ mệnh của sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, AI và 5G.

    Mười năm trước, trong một cuộc phỏng vấn với báo giới, Steve Jobs nói: "Chúng ta đã bắt đầu kỷ nguyên hậu PC". Đó cũng là khoảng thời gian thế hệ 8x, 9x ở Việt Nam bắt đầu làm quen với Facebook. Các quốc gia châu Âu bắt đầu thời đại PC từ những năm 70, khi ngành công nghiệp chip phát triển. Đến những năm 90, kỷ nguyên Internet và phần mềm bùng nổ. Trong khi đó, Việt Nam nói riêng và các quốc gia châu Á nói chung bị chậm hơn một nhịp trong tiến trình phát triển của Internet.

    Tuy nhiên, cách mạng 4.0 đang mở ra một kỷ nguyên kết nối mới, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia. "May mắn là Việt Nam nhận ra con tàu 4.0 đã xuất phát và đã nhảy lên con tàu đó để không bị bỏ lại", Nguyễn Xuân Phong, chuyên gia AI tại viên nghiên cứu Mila nổi tiếng thế giới nhận định. Kỷ nguyên kết nối mới của công nghệ Việt sẽ xoay quanh ba trụ cột lớn: Các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, 5G và Ứng dụng AI trong đời sống.

    Sản phẩm Công nghệ Xuất sắc (Tech Awards) là chương trình bình chọn của chuyên trang Số Hóa, báo điện tửVnExpress, dành cho các sản phẩm công nghệ được giới thiệu và bán chính hãng tại thị trường Việt Nam trong năm 2020. Chương trình được tổ chức thường niên từ năm 2012. Vòng Sơ loại của Tech Awards 2020 diễn ra từ 30/11 và lễ trao giải tổ chức vào 8/1/2021.

    table widg

Nguồn tin: vnexpress.net


Apple   CEO   Chính phủ   Covid   Covid-19   Công nghệ   HCM   Honda   Hyundai   Nhật Bản   Silicon   Toyota   Tập đoàn   Việt Nam   chiến lược   chuyên gia   diễn đàn   doanh nghiệp   dịch vụ   hành vi   hợp tác   sáng tạo   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...