07/01/2021 10:10  
"Quá trình điều tra, nếu cơ quan tiến hành tố tụng xác định Quân Thi đã chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì người này có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm".

Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Quân Thi (SN 1981, trú tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) về tội "Cưỡng đoạt tài sản".

Trước đó, vào hồi 20h ngày 30/12/2020, Nguyễn Quốc Quân (thường gọi là Quân Thi, sinh năm 1981, trú tại đường Vương Văn Trà, phường Trần Nguyên Hãn, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cùng một số đối tượng đã đến tận nhà ông H.V.T (SN 1964, ở phường Xương Giang, TP Bắc Giang) để đòi nợ.

Tại đây, các đối tượng đe dọa, chửi bới, xúc phạm nhằm cưỡng đoạt của ông T. số tiền 1,63 tỷ đồng.

Sau ít phút, Quân bị Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Công an TP Bắc Giang bắt giữ.

Được biết, đối tượng Nguyễn Quốc Quân được coi là "trùm giang hồ" ở đất Bắc Giang, từng có 2 tiền án, 4 tiền sự; hoạt động phạm tội trên nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn.

Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật TNHH LSX (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: "Tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.

Tội cưỡng đoạt tài sản thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Về hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. Cho nên, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.

Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi phân tích ở trên chứ không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Hậu quả: Đe dọa đến quyền sở hữu và nhân thân của người bị hại. Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Trong trường hợp đòi nợ, nếu được thực hiện qua hoạt động dân sự thì cũng phải được thực hiện bởi các công ty thu hồi nợ được cấp phép. Công ty thu hồi nợ cũng phải thực hiện hoạt động thu hồi nợ trong khuôn khổ luật pháp quy định. Hành động động đòi nợ, thu hồi nợ mà sử dụng vũ lực, hành vi đe dọa con nợ khiến họ buộc phải giao tài sản trả nợ đều có khả năng trở thành hành vi cưỡng đoạt tài sản, bị xem xét xử lý hình sự.

Điều 170 Tội cưỡng đoạt tài sản quy định:

  1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  3. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  5. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  6. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  7. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, quá trình điều tra, nếu cơ quan tiến hành tố tụng xác định Quân Thi đã chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì người này có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

Anh Thế (thực hiện)

Nguồn tin: dantri.com.vn


Công an   Hà Nội   giang hồ   hành vi  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...