17/01/2021 13:35  
Cho đến nay có hai cách lý giải chính về danh xưng "Nha Trang". Theo đó, tên gọi Nha Trang có thể bắt nguồn từ lịch sử xa xôi gắn với xứ sở Chăm Pa, hoặc liên quan đến sự nghiệp của bác sĩ huyền thoại Yersin.

Sở hữu đường bờ biển dài tuyệt đẹp cùng các hòn đảo “thiên đường nhiệt đới”, thành phố Nha Trang không chỉ thu hút khách trong nước mà còn rất nổi tiếng với du khách nước ngoài. Một trong những điều khiến du khách tò mò về Nha Trang chính là tên gọi của thành phố này. Ảnh: Một góc vịnh Nha Trang. Cho đến nay có hai cách lý giải chính về danh xưng "Nha Trang". Theo đó, tên gọi Nha Trang có thể bắt nguồn từ lịch sử xa xôi gắn với xứ sở Chăm Pa, hoặc liên quan đến sự nghiệp của bác sĩ huyền thoại Yersin. Ảnh: Cửa sông Cái Nha Trang. Theo cách lý giải đầu tiên, Nha Trang xưa kia là một trong những trung tâm của nền văn hóa Chăm, và từ "Nha Trang" được cho là biến thể từ "Eatrang", "Yatrang" hay "Jatrang", là tên địa danh mà người Chăm dùng để gọi vùng đất này. Ảnh: Tháp Po Nagar, di tích Chăm nổi tiếng ở Nha Trang. Theo thổ âm của người Chăm, "Ea", "Ya" hay "Ja" đều có nghĩa là "dòng sông". Còn "Trang" có nghĩa là "lau sậy". Có thể hiểu, xa xưa khu vực này có nhiều lau sậy mọc hai bên bờ sông và người dân dựa vào đặc điểm đó để gọi vùng đất của mình là "dòng sông đầy lau sậy". Ảnh: Hòn đá Chữ, nơi lưu bút tích của người Chăm cổ ở cửa sông Cái. Ngoài ra, còn một lý giải khác thường được các hướng dẫn viên giới thiệu với du khách nước ngoài khi tới Nha Trang. Theo cách lý giải này, "Nha Trang" có nghĩa là "Nhà Trắng", theo cách người phương Tây đọc không dấu tiếng Việt mà thành. Vậy “Nhà Trắng” là ngôi nhà nào? Ảnh: Lầu Bảo Đại ở Nha Trang. Ngược dòng thời gian về thập niên 1890, khi đó bác sĩ Yersin rời đất Pháp tới Đông Dương để chăm sóc sức khỏe cho hành khách và thủy thủ trên tàu Volga, một tàu hàng tuyến Sài Gòn – Manila (Philippines). Ảnh: Bảo tàng Alexandre Yersin ở Nha Trang. Trong một lần đi dọc bờ biển Việt Nam, ông “phải lòng” một vịnh biển ấm áp tuyệt đẹp. Sau đó, ông quyết định định cư hẳn ở bên bờ biển này, mở viện Pasteur Nha Trang và Trại chăn nuôi Suối Dầu để nghiên cứu vắc xin, mở phòng khám chữa bệnh cho người dân. Ảnh: Thắng cảnh Hòn Chồng Nha Trang. Căn nhà của ông được dựng trên đỉnh đồi với lối kiến trúc đặc trưng kiểu Pháp. Toàn bộ căn biệt thự có quy mô khá bề thế, được sơn màu trắng toát, nổi bật giữa vùng dân cư đơn sơ, mộc mạc, chủ yếu là nhà tranh vách đất. Ảnh: Tháp Trầm Hương, một biểu tượng của Nha Trang ngày nay. Tòa nhà ấn tượng đến nỗi người dân đã gọi khu dân cư có công trình là “Nhà Trắng”. Khi những tàu buôn nước ngoài đi qua khu vực và có hỏi tên địa danh, “Nhà Trắng” đã được ghi lại trong hải trình là “Nha Trang”, và theo thời gian trở thành tên gọi chính thức. Ảnh: Nhà thờ Núi Nha Trang. Trong hai cách lý giải trên, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa thường thiên về quan điểm cho rằng tên Nha Trang có nguồn gốc từ tên gọi do người Chăm cổ đặt ra. Còn “Nhà Trắng” của bác sĩ Yersin có lẽ chỉ là một câu chuyện vui được kể lại cho những vị khách đến từ phương xa... Ảnh: Đảo Trí Nguyên, Nha Trang. Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Nhà Trắng   Việt Nam   huyền thoại  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...