18/01/2021 14:35  

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov hiện là hàng không mẫu hạm duy nhất hiện nay trong biên chế của Hải quân Nga. Con tàu được khởi đóng từ cuối những năm 1980 và hoàn thành trước khi Liên Xô tan rã. Số phận của nó khá may mắn khi đã tiếp tục được nhập ngũ vào lực lượng Nga kế thừa trong khi người chị em song sinh Varyag của nó đã không kịp hoàn thành và được Ukraine bán cho Trung Quốc với mức giá rẻ mạt.
Ảnh: Tàu Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga. Dẫu vậy, kể từ năm 2017 cho tới nay, tàu sân bay Kuznetsov đã bước vào một quá trình đại tu toàn diện và cho đến tận ngày nay, mọi sự việc vẫn chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu nào là con tàu sẽ sớm trở lại biển khơi. Như vậy, trong suốt hơn 3 năm qua, Hải quân Nga không hề có chiếc tàu sân bay nào trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên thì quá trình đại tu của con tàu chẳng có mấy tốt đẹp gì. Năm 2018, ụ nổi nơi sửa chữa con tàu đã chìm và một cần cẩu lớn gãy đổ lên mặt boong làm hư hại sàn tàu. Đến cuối năm 2019, con tàu lại bị một sự cố cháy nghiêm trọng tại nhà máy khiến người ta vô cùng lo ngại. Theo kế hoạch, năm 2021 này quá trình đại tu con tàu sẽ hoàn thành tuy nhiên nó đã bị dời sang năm 2022. Theo những bức ảnh mới được công bố thì quá trình thực hiện các công việc đại tu con tàu đang diễn ra rất chậm và không hề có nâng cấp gì đặc biệt được diễn ra. Con tàu dự kiến là sẽ được thay thế các nồi hơi và hệ thống điện tử để có thể hoạt động thêm nhiều năm nữa, dẫu vậy tình thế hiện nay đang là vô cùng khó khăn và éo le đối với người Nga. Trang “The Drive” của Mỹ cho rằng, người Nga nên từ bỏ con tàu sân bay già cỗi và cũ kỹ Kuznetsov để tập trung vào phát triển đóng 2 chiếc tàu đổ bộ trực thăng thế hệ mới sẽ đạt được hiệu quả cao hơn và tiết kiệm chi phí hơn trong tác chiến. Điều đáng nói là theo các tiết lộ gần đây của phía Nga thì tàu đổ bộ mới có lượng giãn nước có thể lên tới 44.000 tấn.
Ảnh: Mô hình tàu đổ bộ mới của hải quân Nga. Tàu đổ bộ trực thăng mới có lượng giãn nước 44.000 tấn nhỏ hơn so với lượng giãn nước 52.000 tấn của tàu sân bay Kuznetsov tuy nhiên như vậy là đã tương đương với tàu đổ bộ trực thăng lớp Wasp của Hải quân Mỹ, lớn hơn tàu sân bay Charles de Gaulle của Hải quân Pháp chỉ có 42.000 tấn và tàu sân bay LPX-II tương lai của Hải quân Hàn Quốc chỉ có 30.000 tấn. Điều này cho phép tàu có một mặt boong khá rộng và có thể triển khai máy bay cất hạ cánh thẳng đứng. Tất nhiên là Nga hiện nay không có mẫu máy bay hạ cánh thẳng đứng nào và tàu đổ bộ này cũng không thể triển khai các tiêm kích cánh cố định như MIG-29K hay Su-33. Tàu đổ bộ trực thăng nội địa do Nga phát triển chính là sự thay thế cho 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral mà Nga đặt mua từ Pháp bởi một hợp đồng được ký kết vào năm 2010. Nhưng do sự kiện Crimea sát nhập vào Nga năm 2014 đã khiến Pháp phải “bùng kèo” với Nga do những áp lực từ Phương Tây. Dự án đóng 2 tàu đổ bộ trực thăng nội địa thay thế được Nga ấn định trị giá 1.36 tỷ USD.
Ảnh: Tàu đổ bộ Mistral của Pháp. Trong khi một chiếc tàu sân bay nhỏ bé như chiếc Charles de Gaulle của Hải quân Pháp vốn chỉ có 42.000 tấn nhưng đủ khả năng để triển khai máy phóng và cáp hãm đà có thể cất hạ cánh tiêm kích Rafale-M dễ dàng thì tàu Đô đốc Kuznetsov vốn có lượng giãn nước tới 52.000 tấn không có máy phóng và chỉ thiết kế boong kiểu nhảy cầu. Điều này khiến cho những chiếc tiêm kích hạm MIG-29K và Su-33 bị hạn chế rất nhiều bởi khả năng mang tải vũ khí và nhiên liệu. Trong chiến dịch triển khai đến Syria năm 2016, phi đội hàng không trên tàu sân bay Kuznetsov của Nga đã mất 2 tiêm kích hạm dù do tai nạn. Hải quân Nga hiện nay đã không còn là Hải quân Liên Xô của trước đây. Họ phải đối mặt với vô vàn thiếu thốn trong đó có việc thiếu các công nghệ hiện đại và thiếu kinh phí. Trong khi đó, việc vẫn cố duy trì chiếc hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov duy nhất được cho là có tính biểu tượng nhiều hơn là một ý nghĩa gì đó và quân sự. Để có thể duy trì Nga trong nhóm những quốc gia đang vận hành hàng không mẫu hạm. Hiện nay người ta vẫn chưa rõ liệu việc tăng lượng giãn nước của chiếc tàu đổ bộ trực thăng tương lai thì người Nga có trang bị thêm máy phóng và biến nó luôn thành một tàu sân bay thực thụ hay không. Tuy vậy việc duy trì 2 tàu đổ bộ trực thăng mới có những công nghệ tiên tiến cùng với đó là chi phí vận hành, bảo dưỡng ít hơn vẫn là một hướng đi vô cùng hợp lý thay vì cứ cố gắng duy trì một chiếc tàu sân bay lạc hậu, già cỗi và cũ kỹ. Tàu sân bay Kuznetsov một thời huy hoàng tham chiến ở Syria. Nguồn ảnh: QPVN.

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Trung Quốc   công nghệ tiên tiến   sân bay  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...