18/01/2021 8:35  

Năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng đặt mua 2 tổ hợp tên lửa S-400 vô cùng tiên tiến từ Nga với giá trị thương vụ lên tới 2.5 tỷ USD. Đầu năm 2020, phía Nga đã hoàn thành quá trình bàn giao các hệ thống này cho đối tác. Ảnh: Tổ hợp S-400 của Nga. Việc mua các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 khiến cho mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ vốn đã tồi tệ nay lại tồi tệ hơn bao giờ hết. Phía Mỹ đã nhiều lần cảnh báo rằng một loại vũ khí như S-400 không nên có trong biên chế của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Dẫu vậy, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nhất quyết mua các tổ hợp này từ Nga khiến cho Mỹ nhanh chóng loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình F-35. Ảnh: Tổ hợp S-400 trên đường phố Moscow. Sau khi các hành động răn đe không thành, Mỹ chuyển sang “ve vãn” Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách đề nghị mua lại các tổ hợp phòng không tầm xa S-400 của nước này nhưng tiếp tục bị từ chối, đồng thời nước này cũng tuyên bố rằng việc sử dụng S-400 sẽ không làm đe dọa đến bất cứ đồng minh NATO nào. Cuối cùng, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 12/2020 vì mua vũ khí Nga. Theo phía Thổ Nhĩ Kỳ, có ba rào cản lớn làm xấu đi trầm trọng mối quan hệ song phương giữa họ đối với Mỹ đó là việc Mỹ nhiều lần khước từ trao trả nhân vật Fethullah Gulen - người đứng đầu tổ chức FETO bị liệt vào danh sách khủng bố của nước này hiện đang lưu vong tại Mỹ. Hai là vấn đề người Mỹ ủng hộ tổ chức khủng bố PKK tại Syria đối địch Thổ Nhĩ Kỳ và ba là vấn đề Mỹ không cung cấp F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ vì các tổ hợp S-400.
Ảnh: Thành phần tổ hợp S-400 được Nga chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần từ chối việc tích hợp S-400 vào hệ thống phòng không chung của NATO. Tổng thống Erdogan của nước này cũng nhiều lần xoa dịu đồng minh bằng cách khẳng định rằng các tổ hợp này sẽ không gây ra mối nguy hiểm cho liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ cũng mong rằng sẽ có một chương trình nghị sự mang tính chất xây dựng song phương với chính quyền mới của Tổng thống Mỹ - Joe Biden và hi vọng phía Mỹ sẽ gỡ bỏ các lệnh cấm vận mà họ áp đặt lên Thổ Nhĩ Kỳ cách đây một thời gian để mối quan hệ giữa hai nước tan băng trong thời điểm hiện tại. Dẫu vậy, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đe dọa sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không S-400 để đối phó trong trường hợp Hy Lạp - một thành viên của NATO và đang có những xung đột lợi ích với Thỗ Nhĩ Kỳ nếu nước này sở hữu các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 của Mỹ. Họ cũng cho rằng, F-35 Mỹ không phải là đối thủ của S-400. S-400 là hệ thống tên lửa phòng không do Tập đoàn Almaz - Antey của Nga phát triển, nó được coi là một bản cải tiến với nhiều tính năng vượt trội hệ thống S-300 tiền nhiệm. S-400 có thể tiêu diệt máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV), tên lửa đạn đạo,… ở độ cao tối đa 50km và tốc độ tối đa 4.800m/s. Có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và cùng lúc bắn hạ 36 mục tiêu trong đó. Đặc biệt, S-400 có khả năng hạ gục những tên lửa đạn đạo chiến lược có tầm bắn tới 3.500km, gấp 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ. Có thể sử dụng các loại tên lửa có tầm bắn từ 1 đến 400km.
Ảnh: Vận chuyển tổ hợp S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ. Với những tính năng ghê gớm như vậy, có thể dễ hiểu vì sao Mỹ lại đặc biệt quan ngại khi Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu các tổ hợp S-400. Nó có thể gây đe dọa rất lớn đến khả năng tác chiến của lực lượng Không quân NATO dẫu cho những lời cam kết từ đồng minh Ankara. Nguồn ảnh: TASS. Cận cảnh tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Joe Biden   TASS   Thổ Nhĩ Kỳ   Tập đoàn   Tổng thống   chiến lược   hành vi  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...