28/10/2020 19:35  

Hiện nay, lực lượng Không quân Việt Nam đang có 3 trung đoàn chiến đấu cơ hạng nặng vô cùng hiện đại Su-30 MK2 nhập khẩu từ Nga với số lượng tới 35 chiếc và 1 trung đoàn tiêm kích Su-27 với số lượng khoảng 10 chiếc. Đây đều là những máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 4+ được quân đội ta đều tư mua sắm trong vòng 25 năm qua để hiện đại hóa mạnh mẽ Không quân của mình bên cạnh các cường kích bom Su-22 cũ hơn. Ảnh: Biên đội Su-30 MK2 trong một chuyến làm nhiệm vụ tuần tra vùng trời Dẫu vậy, trong khi đó các quá trình huấn luyện phi công chiến đấu cơ Su-27/30 thế hệ mới của quân đội ta đang gặp một số hạn chế. Đó chính là việc ta đang vận hành các máy bay tiêm kích phản lực huấn luyện Aero L-39 Albatros của Tiệp Khắc thiết kế, chế tạo từ thập niên 1970, vì vậy so với những chiến đấu cơ thế hệ 4 và 4+ như Su-27 hay Su-30 vốn ra đời sau L-39 hàng chục năm có những tính năng kỹ thuật cũng như linh kiện điện tử tiên tiến hơn rất nhiều. Điều này dẫn đến việc trong quá trình huấn luyện sẽ không được sát với thực tế sử dụng của các phi công mới khi về đơn vị. Ảnh: Máy bay tiêm kích phản lực huấn luyện L-39 của Không quân Việt Nam. Thấu hiểu điều này, vào năm 2019, Việt Nam đã chính thức ký hợp đồng với Liên bang Nga đặt mua một phi đội tiêm kích phản lực huấn luyện Yak-130 cực kỳ hiện đại và mạnh mẽ. Điều này biến Việt Nam chính thức trở thành khách hàng thứ 6 của dòng tiêm kích huấn luyện nổi tiếng và Nga và là lực lượng không quân thứ 3 ở Đông Nam Á tiếp nhận Yak-130 sau Myanmar và Lào. Ảnh: Đoàn cán bộ cấp cao quân đội Việt Nam nghe chuyên gia Nga giới thiệu về máy bay Yak-130. Việc Yak-130 chính là loại máy bay huấn luyện tiên tiến có thiết kế buồng lái mô phỏng vô cùng sát với buồng lái dành cho chiến đấu cơ Su-27/30 sẽ giúp nó trở thành máy bay huấn luyện cao cấp của Không quân Việt Nam. Với máy bay cánh quạt Yak-52 là huấn luyện sơ cấp, làm quen với bầu trời, L-39 là huấn luyện tiêm kích trung cấp và Yak-130 là sự bổ sung vào vị trí huấn luyện cao cấp. Điều này mở ra tiền đề cho việc trong tương lai, lực lượng trên không của ta có thể sẽ còn tiếp nhận thêm những tiêm kích hiện đại hơn nữa từ Nga như Su-35 hay Su-57. Ảnh: Tiêm kích Yak-130 của Không quân Nga. Mới đây, những hình ảnh đầu tiên về tiêm kích phản lực huấn luyện hiện đại hàng đầu thế giới này của Không quân ta đã chính thức lộ diện trên kênh truyền hình quốc gia Nga - Russian-1. Chiếc máy bay mang quốc kỳ Việt Nam trên khung thân chứng tỏ đây chính là chiếc Yak-130 thuộc lô 12 chiếc mà ta đặt mua từ nước bạn. Có thể thấy rằng tiêm kích này đã sản xuất gần như là hoàn tất chỉ thiếu radar ở mũi và sơn màu. Ảnh: Chiếc Yak-130 của Việt Nam tại nhà máy Nga. Ảnh: Chụp màn hình kênh Russia-1. Dựa vào hình ảnh ta có thể thấy rằng quá trình sản xuất đang được đối tác Nga đẩy nhanh sản xuất và chắc chắn sẽ không lâu nữa, những chiếc Yak-130 này sẽ chính thức tung cánh trên bầu trời Tổ quốc. Không chỉ làm nhiệm vụ huấn luyện, trong nhiều trường hợp, Yak-130 vẫn có thể đảm đương nhiệm vụ chiến đấu với 6 giá treo bên ngoài cánh máy bay, có thể mang theo tối đa 3 tấn vũ khí các loại như bom, tên lửa, pod rocket,… Ảnh: Tiêm kích Yak-130 của Không quân Nga. Tiêm kích phản lực Yak-130 chính thức biên chế vào Không quân Nga từ năm 2002 và là máy bay huấn luyện chính hiện nay cho các phi công Nga học tập chuyển loại sang Su-30SM, Su-35 và tương lai là cả MiG-35, Su-57. Máy bay thiết kế buồng lái làm bằng kính trong suốt thuận tiện cho việc quan sát, với tổ lái hai người và sử dụng nhiều thiết bị điện tử vô cùng hiện đại. Bán kính chiến đấu của Yak-130 lên tới 550km và có thể xa hơn khi mang theo thùng dầu phụ. Yak-130 là một mẫu tiêm kích đa năng nhỏ, nhẹ, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và phù hợp với những nhiệm vụ không cần sử dụng máy bay lớn. Nó cũng có thể đảm nhiệm vai trò cường kích mặt đất với khả năng chiến đấu cao và chi phí thấp. Ngoài ra, với tốc độ tối thiểu chỉ 153km/h giúp cho Yak-130 có khả năng bay bám địa hình vô cùng tốt, vốn là đặc điểm nổi bật của dòng máy bay cường kích. Ảnh: Yak-130 với đầy đủ vũ khí. Vũ khí mà Yak-130 có thể hạ gục dễ dàng những mục tiêu của đối phương như tàu đổ bộ, bộ binh co cụm, xe thiết giáp, trực thăng, máy bay vận tải và máy bay không người lái. Thậm chí, với các tên lửa không-đối-không, Yak-130 cũng hoàn toàn có thể tiêu diệt các mục tiêu máy bay chiến đấu chuyên dụng của đối phương. Yak-130 còn có thể đóng vai trò tuần tiễu, giám sát không phận và mặt đất trong nhiều trường hợp. Ảnh: Tiêm kích Yak-130 của Không quân Lào. Có thể nói rằng, việc chuẩn bị tiếp nhận các máy bay tiêm kích hạng nhẹ đa năng Yak-130 chính là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy Không quân ta sẽ có một bước đi mới vô cùng mạnh mẽ, là bước mở đầu cho việc tương lai mua mới thêm nhiều nữa những máy bay chiến đấu có tính năng hiện đại vượt trội từ LB Nga. Ảnh: Các tiêm kích Yak-130 của Không quân Lào tại căn cứ sau khi vừa được tiếp nhận từ Nga. Video Lộ diện máy bay Yak-130 Việt Nam trên truyền hình quốc gia Nga - Nguồn: Russia-1

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Tiêm kích   Việt Nam   chuyên gia   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...