28/12/2020 7:35  

Trong chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” - từ tối 18/12/1972 đến ngày 29/12/1972, đến ngày 27/12/1972, tất cả các phương tiện chủ lực đánh B-52 như tên lửa phòng không SAM-2, pháo phòng không trung-cao 100 mm đều đã bắn rơi được máy bay B-52. Ảnh: Các trận địa phòng không của ta đánh trả máy bay Mỹ tháng 12/1972 – Nguồn: LSQSVN. Tới thời điểm này, lực lượng Không quân Việt Nam vẫn chưa "lên tiếng". “Vì tất cả các loại máy bay khác, không quân đều bắn rơi rồi, chỉ còn B-52 thôi, đây là sức nặng đè lên không quân, trách nhiệm của phi công rất lớn.” – phi công Phạm Tuân, người bắn rơi B-52 sau này chia sẻ. Ảnh: Trung tướng AHLLVT Phạm Tuân – Nguồn: QPVN. Nguyên nhân Không quân ta chưa hạ được B-52 đó là MiG-21 của ta đều xuất kích ở những sân bay xung quanh Hà Nội, nhưng mỗi lần xuất kích địch đều phát hiện được. Sau đó, chúng ta đã quyết định đưa máy bay ra các sân bay ở bên ngoài như ở Yên Bái, Thọ Xuân, Mộc Châu, Cẩm Thủy. Đồng thời cũng dùng các trạm radar ở bên ngoài để dẫn đường cho máy của ta bay lên chiến đấu với B-52. Ảnh: Đoàn không quân "Sao Đỏ" trang bị MiG-21, đơn vị bắn rơi B-52 – Nguồn: LSQSVN. Vào lúc 22h16p đêm 27/12/1972 từ sân bay dã chiến Yên Bái, tiêm kích MiG-21FM do phi công Phạm Tuân cất cánh theo chiến thuật "đi thấp - kéo cao", tắt radar và thiết bị liên lạc để B-52 không phát hiện đang bị áp sát; nhằm tránh radar máy bay Mỹ cũng như sự phát hiện của lũ tiêm kích F-4 hộ tống B-52. Ảnh: Phi công Phạm Tuân chụp ảnh trước giờ xuất kích đánh B-52 – Nguồn: LSQSVN. Sau khi đài dẫn đường mặt đất thông báo, máy bay MiG-21 của Phạm Tuân đang cách phi đội Mỹ 80-90 km, Phạm Tuân cắt thùng dầu phụ rồi kéo cao, tăng tốc máy bay; dùng tốc độ cao để bất ngờ bay vọt qua hai tốp F-4 hộ tống, khiến những chiếc F-4 không kịp phản ứng. Ảnh: Chiếc MiG-21MF số hiệu 5121 mà Phạm Tuân đã dùng để bắn rơi một máy bay B-52 vào ngày 27/12/1972 – Nguồn: LSQSVN. Sau khi vọt qua dàn tiêm kích F-4 hộ tống, máy bay của Phạm Tuân tiếp cận hai chiếc B-52, khi còn cách B-52 khoảng 4 km, dẫn đường mặt đất ra lệnh bắn, nhưng Phạm Tuân chờ thêm mấy giây để tiếp cận gần hơn rồi mới bắn. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-4 hộ tống oanh tạc cơ B-52 đánh phá Miền Bắc tháng 12/1972 – Nguồn: LSQSVN. Do máy bay ném bom B-52 trang bị nhiều bẫy mồi nhiệt làm nhiễu đầu dò tên lửa K-13, nên Phạm Tuân đã áp sát B-52 ở cự ly 2-3 km rồi phóng tên lửa (dù tầm bắn tên lửa là 8 km), ở cự ly này tên lửa chỉ mất vài giây để tới mục tiêu nên B-52 sẽ không kịp thả mồi nhiễu; dẫu biết rằng ở cự ly như vậy phóng tên lửa là hết sức nguy hiểm. Ảnh: Máy bay B-52 ném bom rải thảm Miền Bắc tháng 12/1972 – Nguồn: LSQSVN. Rút kinh nghiệm từ vụ phi công Vũ Đình Rạng chỉ phóng 1 quả tên lửa K-13 nên không đủ hạ tại chỗ B-52, nên Phạm Tuân phóng cả hai tên lửa không đối không tầm nhiệt K-13 vào mục tiêu, không giữ lại một quả để "phòng thân" trên đường thoát ly. Ảnh: Máy bay B-52 ném bom Miền Bắc tháng 12/1972 – Nguồn: LSQSVN. Sau khi phóng tên lửa, Phạm Tuân giảm tốc, kéo máy bay lên cao và lật ngửa thoát ly thì nhìn thấy chiếc B-52 nổ tung, máy bay lao vượt qua phía trên điểm nổ. Tuy nhiên do cơ động thoát ly cấp tốc, nên máy ảnh phía mũi MiG-21 đã không thể chụp lại khoảnh khắc đó làm tư liệu, máy bay hạ cánh an toàn xuống sân bay Yên Bái. Ảnh: Phi công Phạm Tuân tươi cười sau khi bắn hạ pháo đài bay B-52 – Nguồn: LSQSVN. Phi công Phạm Tuân sau này kể lại: Khi lên trời rồi, phi công phải nhanh chóng đi vào điều kiện thuận lợi, vậy chúng ta phải phán đoán F-4 thường chặn chúng ta ở đâu, tầm cao nào để chúng ta tránh và tìm được đường tiếp cận B-52. Ảnh: Máy bay F-4 bay vào đánh phá Miền Bắc tháng 12/1972 – Nguồn: LSQSVN. Nếu F-4 bay ở độ cao 3 km thì chúng ta phải bay cao hơn, tốc độ hơn. Tất cả những kinh nghiệm đó để xây dựng thành phương án bay để tránh F-4. Lên mới thấy F-4 nhiều lắm, bên phải có, bên trái có; nhưng mục tiêu chiến lược của MiG-21 khi đó là B-52. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-4E của Hải quân Mỹ đánh phá Miền Bắc tháng 12/1972 – Nguồn: LSQSVN. Vậy vượt qua lũ F-4 bằng cách nào? Ở đây là bản lĩnh của phi công, phải phán đoán được tình huống như thế nào. Một trận đánh B-52 thường diễn ra rất nhanh, tiếp cận B-52 chưa đầy một phút. Ảnh: Đồ họa cuộc chiến đấu giữa MiG-21 và F-4 trên bầu trời Miền Bắc tháng 12/1972 - Nguồn: Wikipedia Khi máy bay MiG-21 của Phạm Tuân tiếp cận phía đằng sau B-52 với tốc độ rất cao, 1.500 km/h so với tốc độ của B-52 là 900 km/h nên đã vượt qua tất cả. Đây là nỗ lực của một tập thể lớn, từ tổ chức chỉ huy, sân bay cất cánh, dẫn đường, để có được điều kiện tốt nhất. Ảnh: Đồ họa cuộc chiến đấu giữa MiG-21 và F-4 trên bầu trời Miền Bắc tháng 12/1972 - Nguồn: Wikipedia. Hiệp đồng với binh chủng tên lửa phải chặt, khi tên lửa bắn lên F-4 phải dạt ra tránh, phi công MiG-21 phải tranh thủ để vượt qua. Rồi lựa chọn hướng vào tiếp cận B-52 như thế nào. Tất cả tạo nên điều kiện thuận lợi nhất đánh B-52. Bản thân phi công Phạm Tuân bắn B-52 xong rồi mà F-4 vẫn ở đằng sau nhưng không làm gì được. Ảnh: Biểu tượng chiến thắng B-52 – Nguồn: LSQSVN. Phi công Phạm Tuân chia sẻ, chiến công của ông có một phần yếu tố may mắn, nhưng may mắn ở đây là có thời cơ, và phải biết chớp được thời cơ đó thì mới làm nên chuyện. Ông cho biết: “Trận ấy không thực sự phức tạp. Nhưng thành quả đó có được là do chúng ta đã từng đổ xương máu, đổ mồ hôi cho những trận chiến đấu trước”. Nguồn ảnh: TL. Điềm báo cho số phận đen đủi của Pháo đài bay B-52 Mỹ mang sang Việt Nam. Nguồn: QPVN.

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Hà Nội   Máy bay   Máy bay chiến đấu   Việt Nam   chiến lược   sân bay  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...