24/01/2021 20:45  

TOSuperTitle"> Tại sự kiện giới thiệu cơ hội đầu tư trước khi thực hiện niêm yết vào đầu năm 2021 mới đây, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng OCB cho biết, trong giai đoạn 5 năm 2021-2025, OCB sẽ vẫn tiếp tục tập trung vào phân khúc khách hàng ưu tiên, tối ưu hóa công nghệ và nền tảng ngân hàng số để đẩy tăng trưởng và tính hiệu quả hoạt động.

Khoảng gần 1,1 tỉ cổ phiếu OCB dự kiến niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) trong tháng 1 này với mã chứng khoán OCB. Với mức giá chào sàn tham chiếu là 22.900 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường của ngân hàng ước đạt 25.096 tỉ đồng, tương đương trên 1 tỉ đô la.

Các chỉ số tài chính của OCB cho thấy ngân hàng tăng trưởng nhanh. Cụ thể, chỉ số ROAA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình quân) từ mức 0,47% năm 2015 lên 2,61% vào năm 2020, còn ROAE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân) từ 5,1% lên gần 25% trong cùng giai đoạn.

Quy mô của OCB cũng tăng trưởng khá nhanh trong giai đoạn này. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) của tổng tài sản trong giai đoạn 2015-2020 đạt mức 25%, lên 152.687 tỉ đồng, tương ứng với vốn điều tăng 174%, lên mức 10.959 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết năm 2021 dự kiến OCB sẽ đầu tư mạnh về mặt chuyển đổi số. Hiện nay, ngân hàng đã số hóa nhiều qui trình nội bộ của mình và triển khai thành công nền tảng OpenAPI để phát triển ngân hàng mở, là cơ sở để phát triển thêm các dịch vụ thứ ba tích hợp vào dịch vụ chung của ngân hàng.

OCB năm ngoái cũng huy động được 15% vốn từ nhà đầu tư ngoại là Aozora Bank (AOZ -Nhật Bản). Đại diện ngân hàng cho biết hiện OCB và AOZ đang thành lập Ban hợp tác và đang trong quá trình làm việc, trao đổi, sẽ xúc tiến việc hợp tác trong thời gian tới. Trong thời gian tới, OCB vẫn có kế hoạch tìm kiếm cổ đông nước ngoài khi tỷ lệ sở hữu khối ngoại mới chỉ ở mức 19,5%.

Nguồn tin: www.thesaigontimes.vn


HCM   HOSE   Nhật Bản   TPHCM   dịch vụ  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...