03/01/2021 19:35  
 

Theo truyền thông quốc tế, vừa qua, Indonesia và Ukraine đã ký kết thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác quân sự song phương, trong đó có thỏa thuận về việc Ukraine sẽ cung cấp các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ kiểu mới hiện đại nhất là R-360 Neptune cho Indonesia. R-360 Neptune là loại tên lửa chống hạm do Ukraine tự nghiên cứu phát triển dựa trên loại tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 Uran nổi tiếng được phát triển từ thời Liên Xô. Bên cạnh đó, người Ukraine cũng mở rộng thêm các tính năng mới như tầm bắn và sức công phá mạnh hơn cho đầu đạn khiến nó dù cho mang dáng hình của Kh-35 nhưng tính năng lại ưu việt hơn hẳn theo lời quảng cáo của nhà sản xuất.
Ảnh: Bắn thử nghiệm R-360 Neptune Tên lửa phòng thủ bờ R-360 có trọng lượng 870kg, đầu đạn nặng 150kg, tầm bắn tối đa lên tới 280km và tốc độ cận âm 900km/h. Nó có thể bay hình trình bám bề mặt biển từ 3 đến 10m. Một xe phóng USPU-360 có khả năng mang theo 4 ống phóng tên lửa R-360 và một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm 6 xe phóng. Ảnh: Bắn thử tên lửa R-360 của Ukraine Dù cho bề ngoài R-360 Neptune không có quá nhiều khác biệt so với Kh-35 Uran nhưng nó lại nặng hơn đáng kể (870kg trên R-360 và 520kg trên Kh-35), trọng lượng đầu nổ của R-360 cũng nhiều hơn 5kg so với trên Kh-35. Ảnh: Cận cảnh xe phóng tổ hợp tên lửa bờ R-360 Neptune Ngoài ra, theo nhà sản xuất quảng cáo thì R-360 Neptune có tầm bắn tối đa lên tới 280km. Như vậy là nó nhiều hơn cả Kh-35 của Liên Xô với 130km và Kh-35U của Nga với 260km. Vì vậy, dù cho thiết kế bề ngoài khá giống Kh-35 nhưng ruột bên trong của tên lửa chắc chắn đã có rất nhiều sự thay đổi lớn. Ảnh: Ukraine bắn thử tổ hợp R-360 Neptune Dù được quảng cáo với nhiều tính năng và thông số vô cùng lý tưởng như vậy, tuy nhiên Ukraine vẫn chưa hề nhận được đơn đặt hàng nào cho các tổ hợp tên lửa bờ R-360 Neptune hiện đại này. Đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện tại, nhà máy đang phải duy trì tần suất hoạt động cực kỳ cầm chừng và nhỏ giọt với những vướng mắc về tài chính cực lớn. Ảnh: Tổ hợp tên lửa bờ R-360 Neptune đầy đủ Do đó, việc nếu như hợp đồng với Indonesia được ký kết và bước vào quá trình sản xuất, đây sẽ là một món quà rất lớn mà quốc gia Đông Nam Á này dành tặng cho Ukraine khi mà nhà máy nơi sản xuất và chế tạo tên lửa Neptune đang bên bờ vực phá sản. Ảnh: Xe chở đạn tên lửa R-360 Neptune Ở Đông Nam Á hiện nay, quốc gia có nền móng phòng thủ bờ biển mạnh mẽ nhất với nòng cốt là các tổ hợp tên lửa bờ chống hạm tầm xa đó chính là Việt Nam. Trong đó hiện đại nhất là 2 Lữ đoàn sử dụng các tổ hợp Bastion-P K-300P nhập khẩu từ Nga. Ảnh: Xe phóng tổ hợp K-300P của Lữ đoàn 681 Hải quân Việt Nam Các tổ hợp Bastion-P sử dụng tên lửa P-800 Yakhont với tầm bắn tối đa lên tới 300km, tốc độ tối đa Mach 2.5. Tên lửa chống hạm P-800 sử dụng quỹ đạo bay cao thấp kết hợp do đó rất khó đánh chặn và là một trong những tên lửa chống hạm mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Ảnh: Triển khai tổ hợp Bastion-P tại Lữ đoàn 681 So với loại tên lửa bờ R-360 mà Indonesia sắp nhập khẩu trong tương lai, tổ hợp Bastion-P mà Việt Nam đã sở hữu từ lâu vẫn tỏ ra vượt trội hơn cả về tầm bắn và khả năng tác chiến chung trong nhiều điều kiện khác nhau. Chưa hết, việc sở hữu loại tên lửa này trong một thời gian dài cũng giúp chúng ta có kinh nghiệm tác chiến phòng thủ bờ tốt hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực. Tên lửa bờ mà Việt Nam sở hữu có tầm bắn tối đa lên tới 600 km. Nguồn: QPVN.

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Việt Nam   chế tạo tên lửa   hợp tác   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...