18/01/2021 23:05  
Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 19.1.2021 nêu thông tin về tuyển sinh bằng hình thức phỏng vấn sẽ thực hiện ra sao ở các trường đại học. Từ các sự cố gây thương vong học sinh qua hoạt động ngoại khóa, đặt vấn đề về trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường.

Học sinh có thiệt thòi nếu học 1 buổi? Có đóng phí buổi thứ hai?

Chương trình giáo dục phổ thông mới có thay đổi lớn nhất ở cấp tiểu học là được xây dựng theo hướng bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày. Câu hỏi đặt ra lnếu vẫn chỉ học 1 buổi/ngày thì ảnh hưởng thế nào? Các địa phương có được thu phí học buổi 2 ?...
Chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD-ĐT ban hành năm 2018 nêu rõ cấp tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với mục tiêu có 100% số học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày vào năm học 2020 - 2021. Lộ trình ở các năm học tiếp theo như sau: Năm học 2021 - 2022 tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho 100% học sinh lớp 2; năm học 2022 - 2023 ở lớp 3; năm học 2023 - 2024 ở lớp 4; năm học 2024 - 2025 ở lớp 5.
Tuy nhiên, đến năm học này, dù Bộ GD-ĐT chưa thông tin cụ thể về tỷ lệ học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày trên cả nước nhưng mục tiêu 100% là điều chưa thể thực hiện được khi nhìn vào thực tế triển khai (Thanh Niên có rất nhiều bài phản ảnh thực trạng này).
Thực tế này sẽ ảnh hưởng gì đến chương trình giáo dục phổ thông mới? Trước đây học sinh tiểu học chỉ bắt buộc học 1 buổi/ngày,  khuyến khích buổi thứ hai tùy thuộc vào điều kiện của từng trường kèm chi phí hỗ trợ của phụ huynh. Nay theo chương mới học 2 buổi/ngày là bắt buộc vậy phụ huynh có phải đóng chi phí? Nếu trường không dạy được 2 buổi/ngày thì Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện chương trình ra sao?...
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (19.1) đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này.

Phỏng vấn, tăng hay giảm cơ hội trúng tuyển?

Năm 2021, nhiều trường đại học bổ sung các phương thức xét tuyển mới, trong đó đáng chú ý là hình thức phỏng vấn trực tiếp để xét thí sinh.
Chẳng hạn Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sử dụng hình thức phỏng vấn cho 1-5% tổng chỉ tiêu của trường (tương đương 50-250 người) cho chương trình chất lượng cao và tiên tiến (học bằng tiếng Anh) và những thí sinh chuyển tiếp nước ngoài. Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng sử dụng hình thức này xét tuyển sinh viên cho các chương trình liên kết quốc tế. Trước đó một số trường cũng đã áp dụng hình phỏng vấn trong xét tuyển. Năm nay tuyển sinh bằng phỏng vấn có gì mới? Có tạo thêm cơ hội cho thí sinh trúng tuyển?
Những vấn đề trên sẽ được chuyển tải qua tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.

Nguồn tin: thanhnien.vn


HCM   Ngân hàng  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...