19/01/2021 22:05  
Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 20.1.2021 đưa ra những lý do khiến lao động Việt Nam đứng trước nguy cơ thất nghiệp cao trong thời đại công nghệ số. Bộ GD-ĐT nói gì với đề án nghĩa trang và lò hỏa táng cạnh trường ĐH? Trăn trở về hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường.

Vì sao thí sinh không muốn vào sư phạm mầm non?

Tuyển làm nhiều đợt và bằng nhiều phương thức xét tuyển, nhưng năm 2020 nhiều trường cao đẳng sư phạm chỉ tuyển được trên dưới 50% chỉ tiêu, trong khi giáo viên mầm non tại các địa phương đang thiếu rất nhiều theo chuẩn mới.
Thạc sĩ Lê Thị Thanh Nga, Trưởng khoa Giáo dục mầm non, Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM, cho biết căn cứ vào nhu cầu thực tế, năm 2020 Bộ GD-ĐT cho phép trường tuyển 1.500 giáo viên mầm non, nhưng trường chỉ tuyển được 843 sinh viên , đạt gần 60%. "Sau 3 năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp chỉ đạt khoảng 80-85%, do vậy số lượng thực tế ra trường để thành giáo viên còn thấp hơn nữa so với đầu vào.
Ở các địa phương khác, tình trạng còn trầm trọng hơn. Thậm chí có nơi dù xét bổ sung nhiều lần bằng nhiều phương thức khác nhau nhưng chỉ tuyển được khoảng 20-30% so với mức mà Bộ GD-ĐT cho phép.
Vì sao có thực trạng này trong khi theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước còn thiếu khoảng 45.000 giáo viên mầm non? Mục tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (20.1) đi tìm câu trả lời cho vấn đề này

Học vấn, chuyên môn nâng lên nhưng nguy cơ thất nghiệp cao, vì sao?

Lực lượng lao động Việt Nam tuy không ngừng phát triển về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật nhưng chiếm đa số trong nền kinh là lao động trong những ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật thấp. Đây là nguy cơ thất nghiệp cao cho lao động Việt Nam trước làn sóng công nghệ 4.0.
Kết quả điều tra dân số năm 2019 cho thấy, trình độ học vấn của lực lượng lao động tăng mạnh ở nhóm trình độ cao và giảm mạnh ở nhóm trình độ thấp. Nhóm có trình độ học vấn THPT trở lên tăng từ 25,6% năm 2009 lên 39,1% năm 2019 (tăng 13,5%), nhóm có trình độ THCS không thay đổi (mức 28,5%), nhóm có trình độ tiểu học giảm 6,1%, nhóm chưa tốt nghiệp tiểu học giảm 5,7% và nhóm chưa đi học giảm 1,7% so với năm 2009.
Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi nhanh chóng mọi mặt kinh tế - xã hội, tự động hóa, robot, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ số sẽ thay đổi mô hình sản xuất, dịch vụ... Tuy nhiên, đây cũng sẽ làm cho lao động Việt Nam  có nguy cơ thất nghiệp cao.
Đây có phải là nghịch lý trong lực lượng lao động Việt Nam? Bài phân tích với những dẫn chứng từ số liệu thống kê trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ giúp bạn đọc biết được những điểm yếu nào của nhân lực Việt Nam so với các nước.

Nguồn tin: thanhnien.vn


Giáo dục   HCM   Việt Nam   dịch vụ   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...