28/10/2020 16:35  

Gần đây, chính phủ Mỹ đã công bố 3 đợt bán vũ khí cho đảo Đài Loan, bao gồm 11 Hệ thống phóng tên lửa chiến thuật đa năng M142 HIMARS, 135 tên lửa không đối đất tầm mở rộng AGM-84H (SLAM-ER) và 6 UAV cảm biến trinh sát quang điện MS-110 dùng cho UAV MQ-9 Reaper. Tổng giá trị hợp đồng là 1,811 tỷ USD (khoảng 52 tỷ Đài tệ). Ảnh: Hệ thống tên lửa M142 HIMARS - Nguồn: Topwar Giới truyền thông phân tích về đảo Đài Loan cho rằng, trong 3 vụ mua bán vũ khí này, vũ khí "nhạy cảm" nhất không phải là tên lửa chiến thuật HIMARS, mà là tên lửa SLAM-ER. Loại vũ khí này đảo Đài Loan đã hỏi mua của Mỹ từ hơn mười năm nay và Mỹ cuối cùng đã gật đầu đồng ý. Ảnh: Tên lửa SLAM-ER - Nguồn: Sina Trước hết tên lửa SLAM-ER là vũ khí tấn công tầm xa nhất mà Mỹ bán cho đảo Đài Loan. Tên lửa không đối đất do Mỹ sản xuất hiện nay chủ yếu là tên lửa đất đối không AGM-65B/G Maverick, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM; những vũ khí này được bán kèm với máy bay chiến đấu F-16 Block70. Ảnh: Năm 2007, Mỹ đã bán 235 tên lửa không đối đất AGM-65G cho đảo Đài Loan - Nguồn: Sina Với tên lửa SLAM-ER thì khác, đây là tên lửa hành trình phóng từ trên không, được phát triển từ AGM-84E SLAM, SLAM-ER sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến của tên lửa hành trình Tomahawk, nên có khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển tầm trung đến tầm xa. Tầm bắn xa nhất của SLAM-ER 270 km và có khả năng tàng hình nhất định. Ảnh: Tên lửa SLAM-ER - Nguồn: Sina SLAM-ER sử dụng đầu đạn nổ năng lượng cao WDU-40/B với khối lượng đầu đạn đến 360 kg; ngoài ra còn sử dụng đầu đạn xuyên phá, tương tự như đầu đạn hợp kim titan dùng cho tên lửa Tomahawk Block3, giúp tăng gần gấp đôi khả năng xuyên phá đối với các mục tiêu kiên cố ngầm dưới mặt đất. Ảnh: Tên lửa SLAM-ER - Nguồn: Sina Tên lửa SLAM-ER sử dụng dẫn đường quán tính, có hỗ trợ dẫn đường vệ tinh GPS nên có mức chính xác cao; giai đoạn cuối dẫn đường bằng so sánh hình ảnh hồng ngoại và lần đầu tiên sử dụng hệ thống thu nhận mục tiêu tự động (ATA), cho phép SLAM-ER tự động bắt mục tiêu được ngụy trang tinh vi; đồng thời SLAM-ER có thể đối phó với hầu hết các biện pháp đối phó điện tử. Ảnh: Tên lửa SLAM-ER - Nguồn: Sina Khi SLAM-ER lần đầu tiên được trang bị cho quân đội Mỹ, đảo Đài Loan đã tỏ ra rất quan tâm đến nó; trong nhiều năm qua, họ đã kiên trì đưa ra ý định mua với Mỹ, nhưng đều không đạt nguyện vọng. Cho đến cuối năm ngoái, Mỹ vẫn còn bác bỏ "nguyện vọng" của đảo Đài Loan, với lý do vũ khí này quá “nhạy cảm”. Ảnh: Tên lửa SLAM-ER - Nguồn: Sina Sau khi đảo Đài Loan được trang bị tên lửa SLAM-ER, nó có thể được trang bị trên máy bay chiến đấu F-16 của quân đội Đài Loan và tấn công chính xác các mục tiêu điểm thông qua đường liên kết dữ liệu Link-16. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V Đài Loan - Nguồn: Sina Với tên lửa SLAM-ER, cho phép máy bay chiến đấu của Không quân Đài Loan lần đầu tiên, có được khả năng phóng vũ khí dẫn đường chính xác, mà không cần bay vào gần mục tiêu, tránh được hỏa lực phòng không của Trung Quốc; nhờ đó cải thiện đáng kể khả năng sống sót máy bay chiến đấu Không quân Đài Loan. Ảnh: Sơ đồ quy trình tác chiến tên lửa hành trình SRAM-ER. Một số phương tiện truyền thông trên đảo Đài Loan gọi đây là "con Át chủ bài" của các hoạt động chống đổ bộ trong tương lai, tin rằng SRAM-ER có thể tấn công vào các điểm cầu và thiết bị của quân đổ bộ, cũng như các sân bay và căn cứ quân sự phía sau, nằm trên bờ biển phía đông nam Trung Quốc; và nếu cần, trực tiếp tấn công tàu đổ bộ của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Tàu đổ bộ trực thăng Type-075 của Hải quân Trung Quốc - Nguồn: Sina Ngoài ưu thế về tầm bắn, cũng cần lưu ý rằng SLAM-ER là tên lửa đầu tiên có khả năng dẫn đường bằng GPS được Mỹ bán cho đảo Đài Loan. Trước đây, các vũ khí như tên lửa AGM-65B/G mà Mỹ bán cho đảo Đài Loan không có GPS. Việc dẫn đường vũ khí bằng GPS, giúp cải thiện đáng kể mức độ chính xác vũ khí tấn công của đảo Đài Loan. Ảnh: Tên lửa SLAM-ER lắp dưới cánh máy bay chiến đấu F-16. Nguồn: Military today Mặc dù tên lửa Hùng Phong 2E và Hùng Phong 3 do đảo Đài Loan tự phát triển được dẫn đường bằng GPS, nhưng chúng không thể sử dụng tín hiệu GPS tiêu chuẩn của quân đội Mỹ, lên vẫn có độ sai lệch nhất định. Ảnh: Ảnh: Tên lửa chống hạm Hùng Phong 3 - Nguồn: AP Các loại tên lửa HIMARS và SLAM-ER mà Mỹ bán lần này cho đảo Đài Loan được trang bị bộ thu tín hiệu GPS, có chế độ chống nhiễu tiêu chuẩn quân sự cao, cho phép đảo Đài Loan thu được tín hiệu định vị GPS chính xác cấp quân sự của Mỹ. Ảnh: Tên lửa SLAM-ER - Nguồn: Sina Tên lửa hành trình đối đất SLAM-ER mà Mỹ bán cho đảo Đài Loan lần này, cùng với tên lửa chiến thuật HIMARS, là một vũ khí tấn công chiến lược tầm trung, phá vỡ giới hạn của việc mua bán vũ khí giữa Mỹ với đảo Đài Loan đã được thiết lập từ lâu. Đây cũng là hành động thách thức giới hạn chịu đựng của Trung Quốc. Ảnh: Tên lửa SLAM-ER - Nguồn: Sina Video Tên lửa hành trình Tomahawk: Sứ giả chiến tranh - Nguồn: QPVN

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


F-16   Máy bay   Máy bay chiến đấu   Trung Quốc   chiến lược   công nghệ tiên tiến   sân bay   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...